Đầu tháng 9 vừa qua, dư luận cả nước xôn xao khi cơ thủ Nguyễn Hoàng Yến Nhi có bài viết trên Facebook cá nhân phản ánh việc cô phải tự bỏ toàn bộ chi phí khi… đại diện cho Việt Nam thi đấu tại Giải vô địch thế giới billiards carom 3 băng nữ vô địch thế giới 2024 tại Pháp.
Trước đó, các vận động viên đỉnh cao khác của Việt Nam như Thùy Linh, Tiến Minh (bộ môn cầu lông) cũng không ít lần “than thở” về việc họ phải “du đấu tự túc” trong nhiều giải đấu lớn tầm quốc tế.
Vấn đề liên quan đến “kinh phí hỗ trợ” thậm chí còn làm nóng nghị trường trong Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khi nhiều đại biểu đã lên tiếng chất vấn về thực trạng các vận động viên thành tích cao bị bớt xén tiền thưởng và… cả khẩu phần ăn.
Mặc dù, mỗi năm, ngân sách Nhà nước (chưa tính ngân sách của các địa phương) dành khoảng 900 tỷ đồng cho thể thao, nhưng những “câu chuyện buồn” kể trên vẫn đang tiếp diễn.
Loạt bài Thể thao Việt Nam – nhìn từ những sự việc “nhức nhối” đề cập về thực trạng, phân tích nguyên nhân, tìm hiểu kinh nghiệm phát triển thể thao đỉnh cao của các nước trong khu vực và đề xuất giải pháp để thể thao Việt Nam vươn tầm quốc tế.
CHƯA CÓ HƯỚNG DẪN VỀ CƠ CHẾ THANH TOÁN, HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐI LẠI CHO VẬN ĐỘNG VIÊN
Trở lại câu chuyện về trường hợp nữ cơ thủ Nguyễn Hoàng Yến Nhi và cơ thủ Phùng Kiện Tường tự bỏ tiền chi phí khi được Liên đoàn Billiards & Snooker Việt Nam cử đi tham dự tại giải Billiards carom 3 băng nữ vô địch thế giới diễn ra tại Pháp và giành được tấm Huy chương Đồng lịch sử cho Việt Nam, tại khoản 1, Điều 9, Nghị định 152/2018/NĐ-CP quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu như sau:
Kinh phí chi trả cho các chế độ quy định tại Nghị định này được bố trí trong dự toán ngân sách thể dục, thể thao hàng năm theo chế độ hiện hành của Nhà nước về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước:
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chi trả tiền lương, tiền hỗ trợ, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm khi tập huấn, thi đấu ở nước ngoài, chi phí khám, chữa bệnh, tai nạn, tiền trợ cấp và tiền bồi thường theo quy định cho huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia; chi tiền thưởng cho huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia đạt thành tích thi đấu tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế;
b) Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chi trả tiền lương, tiền hỗ trợ, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm khi tập huấn, thi đấu ở nước ngoài, chi phí khám, chữa bệnh, tai nạn, tiền trợ cấp và tiền bồi thường theo quy định cho huấn luyện viên, vận động viên thuộc bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý; chi tiền thưởng cho huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích tại các giải thi đấu thể thao quốc gia và các giải thi đấu thể thao của bộ, ngành, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
Tin liên quan Vận động viên “than” tự bỏ tiền túi đi thi đấu quốc tế, bị bớt xén khẩu phần ăn… Vận động viên Việt Nam tranh tài ở đấu trường quốc tế còn nhiều khó khăn, bất cập. (Ảnh: SƠN TÙNG)
Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho biết, đối với trường hợp của Nguyễn Hoàng Yến Nhi (thành phố Đà Nẵng) và cơ thủ Phùng Kiện Tường (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), trước khi làm thủ tục thi đấu, Liên đoàn Billiards & Snooker Việt Nam đã khẳng định sẽ không có kinh phí hỗ trợ. Quyết định đi thi đấu gửi vận động viên cũng ghi rõ, địa phương chủ quản sẽ chi trả phần này.
Tuy nhiên, Luật sư Diệp Năng Bình cho biết, theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 200/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL Quy định chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao của Bộ Tài chính – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Quyết định số 35/2012/QĐ-UBND Ban hành quy định chế độ đối với huấn luyện viên, VĐV thể thao và chế độ chi tiêu tài chính cho các giải thi đấu thể thao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Nghị quyết Số: 106/2015/NQ-HĐND Quy định chế độ đãi ngộ đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thuộc thành phố Đà Nẵng lại chưa có hướng dẫn về các chính sách cũng như cơ chế thanh toán hỗ trợ kinh phí đi lại cho vận động viên tham gia thi đấu giải quốc tế tổ chức ở nước ngoài ra sao.
Chính vì vậy, theo Luật sư Diệp Năng Bình, việc triển khai và chi trả kịp thời cho vận động viên rất khó. Đây cũng là một trong những vướng mắc thực tiễn mà nhiều vận động viên thi đấu giải quốc tế gặp phải.
Luật sư Diệp Năng Bình kiến nghị, cần thiết có những văn bản hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm, vai trò của các cơ quan chức năng quản lý vận động viên và mức chi trả hỗ trợ cho vận động viên đi tới giải đấu quốc tế tại nước ngoài.
“Các tổ chức, cơ quan ban, ngành có thẩm quyền cần thiết ban hành hướng dẫn cụ thể để hỗ trợ chi phí cho vận động viên kịp thời, bao gồm chi phí đi lại, thuê phiên dịch và ăn uống trước khi họ ra nước ngoài thi đấu, và xem xét tinh giản các thủ tục hỗ trợ kinh phí, trả thưởng cho vận động viên một cách hợp lý”, Luật sư Diệp Năng Bình kiến nghị.
CÒN HẠN CHẾ VỀ NGUỒN LỰC ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỂ THAO
Là một người có nhiều năm công tác, gắn bó với ngành thể dục thể thao, ông Trần Đức Phấn, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao (nay là Cục Thể dục Thể thao), hiện là Chủ tịch liên đoàn Bóng chày và bóng mềm Việt Nam; Phó Chủ tịch liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam bày tỏ những trăn trở đối với ngành thể dục thể thao nước nhà trong việc dành nguồn lực đầu tư cho ngành.
Theo ông Phấn, việc đầu tư cho thể thao thành tích cao trong nhiều năm và đến bây giờ đã có nhiều thay đổi. Cục Thể dục Thể thao vừa trình và báo cáo Chính phủ có thêm đề án 223 là một đề án chuẩn bị rất nhiều nội dung liên quan đến thể thao. Đó sẽ là lợi thế lớn với ngành thể thao, mang nhiều tính bứt phá. Tuy nhiên chưa triển khai được tích cực.
Ông Trần Đức Phấn nhận định về nguồn lực đầu tư cho thể thao Việt Nam. (Ảnh: SƠN TÙNG)
Ông Phấn cho biết, trên cơ sở đó, có thể nói đầu tư cho thể thao thành tích cao Việt Nam đang ở trong trạng thái, chúng ta chuẩn bị lực lượng vận động viên và quá trình đó Nhà nước đáp ứng toàn bộ. Hay một cách cụ thể, việc chuẩn bị vận động viên các môn thể thao để làm nhiệm vụ liên thông và đặc biệt là nhiệm vụ lớn như ASIAD và Olympic hay SEA Games đều do Nhà nước chuẩn bị là chính.
“Song quá trình này cũng còn hạn chế, mà cái chính trong đó là nguồn lực đầu tư cho các nhiệm vụ, ưu tiên vẫn phải là SEA Games. Nhưng giao nhiệm vụ này cho địa phương hay ngành có lẽ chưa đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt là đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật liên quan đến chuẩn bị cho vận động viên tại các trung tâm huấn luyện quốc gia còn hạn chế nhiều. Trong khi đó, thể thao thành tích cao đạt thành tích ở đấu trường lớn thì không thể thoát khỏi dinh dưỡng. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật cũng còn hạn chế”, ông Trần Đức Phấn phân tích.
Vì vậy, theo ông Phấn, thể thao của Việt Nam ở thời điểm hiện tại vẫn phù hợp nhất là đấu trường SEA Games bởi sự đầu tư so với các nước chỉ hơn Lào, Campuchia và Timor-Leste. Còn các nước ở Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines hay Thái Lan, thì chúng ta còn đầu tư kém hơn. Cho nên khi tới các đấu trường như Olympic, ASIAD thì khả năng của chúng ta là chưa đáng kể.
Bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề kinh tế thể thao để cải thiện thu nhập cho các vận động viên yên tâm cống hiến, đại biểu Lê Hoàng Anh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai cho biết, về dài hạn, kinh nghiệm cho thấy các nước trên thế giới để giải quyết việc làm, thu nhập của vận động viên, họ không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội Lê Hoàng Anh – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai bày tỏ quan tâm về kinh tế thể thao. (Ảnh: quochoi.vn)
“Chúng ta hiện nay mỗi năm ngân sách trung ương chi khoảng 900 tỷ cho thể thao, còn họ bằng cách phát triển kinh tế thể thao, tuy nhiên kinh tế thể thao Việt Nam vẫn là khuyết và tật”, đại biểu Quốc hội Lê Hoàng Anh nhìn nhận.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, việc triển khai kinh tế thể thao cũng đã có trong luật, nhưng lâu nay chúng ta chưa làm được, bây giờ chúng ta phải tập trung để nghiên cứu, phải sửa đổi chính sách, bổ sung các cơ chế để tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy cho vấn đề này, hoàn thiện các khung pháp lý.
“Ngay như đua chó, đua ngựa cũng là một loại hình của kinh tế thể thao, nhưng việc đó lại giao cho các bộ khác, không phải bộ chúng tôi nhưng cũng khó làm được, chưa làm được. Chúng ta thấy đúng, nhưng chưa phải làm được ngay”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng phân tích và cho rằng, “những việc này tôi nghĩ cũng phải được nghiên cứu và sẽ cố quyết liệt nhất”.
“TRÁI NGỌT” SẼ KHÔNG TỰ NHIÊN MÀ CÓ
Như chúng tôi đã nêu, Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự Olympic 2024 vào cuối tháng 7 vừa qua tại Paris (Pháp) với 16 vận động viên, tranh tài ở 11/32 môn thể thao. Tuy nhiên, chúng ta đã không thể giành được bất kỳ một tấm huy chương nào. Vì vậy, tấm Huy chương Đồng tại giải Billiards carom 3 băng nữ vô địch thế giới diễn ra tại Pháp vào trung tuần tháng 9 vừa qua của Nguyễn Hoàng Yến Nhi là một trong những danh hiệu vô cùng quý giá, là vinh dự rất lớn cho đất nước.
Quý giá là vậy, vinh dự là thế nhưng việc Yến Nhi phải tự bỏ chi phí 55 triệu đồng khi được cử đại diện cho Việt Nam đi tham dự giải, vẫn là câu chuyện khiến chúng ta phải đau đáu bởi nguyên nhân đến từ các câu chuyện cơ chế, chính sách, nguồn lực đầu tư và thực lực tài chính hạn chế của các liên đoàn thể thao ở Việt Nam.
Tay súng Trịnh Thu Vinh tranh tài tại Olympic Paris 2024 vừa qua. (Ảnh: TTXVN)
Nhìn rộng ra thế giới, thể thao của các nước cùng khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và Philippines sự đã phát triển khá toàn diện, bài bản và đạt được những thành tựu vượt trội so với Việt Nam.
Tại Olympic Paris 2024 vừa qua, Đoàn Thể thao Trung Quốc xếp thứ 2 chung cuộc với tổng số 91 huy chương các loại, gồm 40 huy chương vàng, 27 huy chương bạc và 24 huy chương đồng; Đoàn thể thao Philippines giành tổng số 4 huy chương, gồm 2 Huy chương Vàng và 2 Huy chương Đồng; Đoàn thể thao Indonesia giành 2 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Đồng; Đoàn thể thao Thái Lan giành 1 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng…
Muốn gặt hái được “trái ngọt” trên “cánh đồng” thể thao, ngoài việc loại bỏ những tiêu cực, cần có chiến lược bài bản, khoa học và sự quan tâm đầu tư đích đáng. Đó là kinh nghiệm thành công của tất cả các nước có nền thể thao phát triển trên thế giới, trong đó có Trung Quốc và các nước đi đầu trong khu vực ASEAN bởi “trái ngọt” sẽ không tự nhiên mà có.
(còn tiếp)
Trải nghiệm sòng bài trực tuyến tại nhà cái VN88 với các trò chơi casino nổi tiếng như Baccarat, Blackjack, Roulette, Poker, và Sic Bo. Các Dealer chuyên nghiệp …
VN88CUOC là cổng thông tin chính thức giới thiệu và hướng dẫn chơi cá cược trực tuyến tại nhà cái VN88. Đăng ký VN88 tại VN88cuoc để nhận khuyến mãi tiền …
VN88 là nhà cái cá cược hàng đầu Việt Nam, cung cấp dịch vụ cá cược thể thao, casino, slot, xổ số và nhiều trò chơi khác. Truy cập link VN88 mới nhất!